Ngủ – Cách hồi phục thần kỳ

Việc ngủ được phân ra 2 loại, NREM (mắt không chuyển động) với 4 giai đoạn và REM (mắt có chuyển động), chúng ta cũng có thể biết được chất lượng giấc ngủ của chúng ta ra sao với đồng hồ Garmin. Ai trong chúng ta cũng đa gnhe ngủ chính là phương pháp hồi phục nhanh nhất, thế nhưng giấc ngủ tác động thế nào đến các hoạt động thể thao và việc hồi sức?

Giai đoạn 1 chính là khoảng thời gian bạn vẫn còn đang tỉnh cho đến khi đang bắt đầu ngủ, đây là phân đoạn mà người ngủ dễ dàng bị đánh thức nhất, giai đoạn này chiếm khoảng 5% trong tổng số giờ ngủ.

Giai đoạn 2, chiếm đến 50% thời gian ngủ chính là khoảng thời gian cực kỳ quan trọng trong việc xây dựng bộ nhớ trong não. Tôi vẫn nhớ khi tôi còn trẻ và vẫn còn ngồi trong ghế nah2 trường, giáo viên thường nói rằng tôi việc lướt lại bài học trong ngày trước khi ngủ sẽ khiến tôi nhớ được các bài học đấy lâu và kỹ hơn, và có vẻ như đã có người báo cáo và giả thuyết củng cố cho điều này.

Giai đoạn 3 và 4 chính là khi ta ngủ say, ngoài việc xây dựng trí nhớ, các mảnh ký ức lẻ rời cũng sẽ được xử lý và hồi phục, những ký ức không quan trọng sẽ bị xóa sổ. Hóc môn và nội tiết tố cũng hoạt động trong giai đoạn này để giúp đỡ tang sự hồi phục cơ thể. Nhiều báo cáo đã cho biết rằng nội tiết tố của nam thanh niên hoạt động khi chỉ ngủ 5 giờ sẽ ít hơn 10% đến 15% so với bình thường

REM cực kỳ quan trọng với những vận động viên thường vận động, đối với họ, quá trình này rất quan trong do việc này sẽ giúp cũng cố các ký ức liên quan đến kỹ thuật, những hành động tiện lợi và cơ thể tự ghi nhớ. Do đó khi ngủ càng lâu, REM sẽ càng được kéo dài, và trái lại, thiếu ngủ sẽ khiến REM bị ảnh hưởng. Cũng có những bài báo cáo đã xác nhận rằng bạn sẽ thực hiện các bài tập tạ tốt hơn nếu ngủ đủ giấc.

Vậy ngủ thế nào mới là đủ giấc? Gần như tất cả những thức bị đeo tay đều có chức năng kiểm tra chất lượng của 1 giấc ngủ bằng cách ghi nhận sự thay đổi trong tư thế ngủ của cơ thể, những thiết bị tân tiến hơn còn có thể ghi nhận sự thay đổi trong nhịp tim 1 cách chính xác

Thế nhưng có 1 lượng người quá dựa dẫm vào thông tin trên thiết bị mà bỏ qua tình trạng cơ thể của chính họ. Họ trở nên quá lo lắng với những thông tin họ thấy và quên đi thứ cần được ưu tiên, điều này ảnh hưởng đến chất lượng ngủ của họ. Thực tế thì bạn vẫn cần quan tấm đến việc bạn có cảm thấy thoải mái hơn sau 1 giấc ngủ hơn là đặt trọn niềm tin vào thông tin hiển thị trên thiết bị đeo tay của bạn.

Tùy từng người mà mỗi người có những khung giờ ngủ khác nhau, ghi nhận cho biết trung bình mọi người nên ngủ từ 7 đến 8 giờ. Có rất ít người có thể chỉ cần 4 đến 5 giờ ngủ, có những người tin rằng họ chỉ cần chợp mắt trong 1 thời gian ngắn là đủ để hồi sức, thế nhưng thực tế là vì cơ địa của họ đã quen với việc thiếu ngủ nên họ hồi sức nhanh hơn so với mặt bằng chung. Bạn có thể thử ngủ liên tục vài ngày liền mà không sử dụng đồng hồ đánh thức để ghi nhận về thời gian ngủ và hiệu sức tập luyện, từ đó đánh giá chính xác về khoảng thời gian mà bạn nên phải ngủ.

Trước những giái chạy lớn, không biết là vì phấn khởi hay lo lắng, rất nhiều vận động viên thường lo lắng về việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất của họ trong buổi chạy. Đối với vấn đề này, chúng tôi tin rằng bạn nên nghĩ theo hướng lần cuối cùng bạn ngủ đã quá dư để bạn xài cho cả tuần, điều này sẽ giúp bạn nghĩ rằng 1 chút thiếu ngủ sẽ không hề có ảnh hưởng nghiêm trọng như bạn nghĩ.

Lastly, viewing electronic products before sleep has been proven to decrease the secretion of melatonin and to affect sleep. If you want to have good recovery and perform well, then first put down your phone!

Cuối cùng, khoa học đã chứng minh rằng tiếp xúc các thiết bị điện tử trước khi ngủ sẽ giảm cường độ hoạt động của melatonin trong cơ thể và ảnh hướng đến giấc ngủ, vì thế nên nếu bạn muốn phục hồi nhanh chóng và làm việc tốt thì tốt nhất là bạn nên tắt điện thoại trước khi ngủ.