Bỏ ra 50 phút chạy bộ hàng tuần để sống lâu hơn?

Cách chạy

Nhiều người bắt đầu việc tập thể dục để có thể giữ gìn sức khỏe, và chạy bộ chính là môn tập thể thao nổi tiếng và hoàn toàn phù hợp để bắt đầu do bộ môn này gần như chả tốn gì ngoài đôi giày chạy, cũng như tốn rất ít thời gian và không hề bị giới hạn về không gian. Thế nhưng chúng ta nên chạy mấy lần trong 1 tuần? Chạy cự li bao nhiêu là đủ? Tốc độ chạy thế nào là ổn? Phần lớn những câu hỏi đều từ cư dân mạng và những người chạy bộ và hiếm khi họ nhận được câu trả lời và bằng chứng thuyết phục cho những vấn đề này.


WHO đề nghị rằng để có 1 cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chạy 150 phút với cường độ tầm vừa hoặc 75 phút với cường độ tầm cao khi chạy bộ mỗi tuần. Tuy nhiên, nhiều ghi chép lại cho rằng chạy bộ không hề giúp tăng cường sức khỏe (giảm mỡ, trao đổi chất,…), trong khi số khác cho rằng việc này lại cực kỳ hiệu quả, chính vì vậy mà có rất nhiều ý kiến trái chiều trong việc làm thế nào để cơ thể khỏe mạnh.

Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, thực tế cho thấy 5 triệu người mất hàng năm do không tập thể thao và những người này có thể vẫn tiếp tục sống nếu họ thực hiện việc này. Dựa trên các báo cáo, chạy bộ là 1 trong những lựa chọn nổi tiếng hàng đầu với những người chưa từng tập thể thao nhưng muốn thực hiện việc này. Chính vì vậy mà việc hiểu được lợi ích mang cho bạn lại từ việc chạy bộ rất quan trọng.

The British Journal of Sports Medicine gần đây đã xuất bản 1 bài phân tích số liệu về tỷ lệ của việc chạy bộ cũng như số người chết vì bệnh tật. Bài phân tích này đã cho chúng ta có được 1 cái nhìn sâu về chạy bộ cũng như những lợi ích mà việc này mang lại.

Kết quả từ bài phân tích

Bài viết bao gồm 14 tệp tài liệu đã được thông qua chuẩn của The British Journal of Sports Medicine. Tổng số người liên quan đến vấn đề này lên đến 230,000 và tầm 10% có thói quen chạy bộ, nhóm người tham gia chạy bộ nằm trong phạm vi 5,5 cho đến 35 năm, và trong số đó có tầm 26,000 người đã qua đời.

Những người thường chạy bộ đã giảm tỷ lệ chết của họ xuống đến 27% do nguyên nhân gây ra cái chết phần lớn là do các bệnh về tim mạch đã được giảm đến 30%, và 23% giảm tỷ chết từ việc ung thư. Sau khi phân tích về tần số, số lượng và tốc độ chạy, chúng tôi vẫn chưa có được bằng chứng xác thực là càng chạy nhiều thì cơ thể càng trở nên khỏe mạnh. 

Đương nhiên, việ nghiên cứu cũng có những giới hạn riêng, những người tập thể thao thường sẽ trở nên khỏe mạnh hơn, ít nhất là họ sẽ không bị các triệu chứng về bệnh tim hay phổi. Những ngoui72 chỉ đi bộ đã thở không ra hơi sẽ không đủ sức chạy bộ, chính những trường hợp này đã khiến các bản báo cáo ghi nhận tỷ lệ chết cao hơn đối với những người không luyện tập thể thao trước khi nghiên cứu về vấn đề này bắt đầu. Tuy vậy ta vẫn có 1 khoảng chênh lệch lớn trong tỷ lệ những người không tập thể thao với những người chạy bộ (9:1), nên việc nghi ngờ 2 vấn đề này không liên quan đến nhau đã trở nên nhỏ hơn.

Bỏ ra 50 phút chạy bộ hàng tuần để sống lâu hơn

WHO đề nghị rằng để có 1 cơ thể khỏe mạnh, bạn nên chạy 150 phút với cường độ tầm vừa hoặc 75 phút với cường độ tầm cao khi chạy bộ mỗi tuần. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy thời gian bỏ ra và cường độ của bài tập thể thao không thực sự liên quan đến tỷ lệ chết. Sau khi xem xét nhiều số liệu tương ứng, báo cáo cho thấy ta có thể giảm tỷ lệ chết đến 27% bằng cách ra ngoài 1 lần mỗi tuần và bỏ ra 50 phút chạy bộ, chạy nhiều hơn hoặc chạy lâu hơn sẽ không đem lại thêm lợi ích khác.

Chỉ cần bỏ ra 50 phút chạy bộ mỗi tuần, bạn sẽ giảm được tỷ lệ tử vong bản thân, và tuy rằng chạy bộ nhiều hơn không thực sự giúp tăng số liệu, nó vẫn mang lại 1 vài lợi ích nhỏ khác, thế nhưng điều này lại không được ghi nhận lại vì việc này không liên quan đến vấn đề chính mà báo cáo muốn hướng đến.

Chạy bộ là môn đại diện cho các môn thể dục aerobic cũng như là 1 phần trong các bộ môn thể thao khác. Nghiên cứu đã cho thấy đi bộ cụng giảm tỷ lệ chết khoảng 10% nhưng điều này không hiệu quả bằng việc chạy bộ, sự khác biệt chính giữa chạy bộ và đi bộ nằm ở tốc độ (có thể có những sự khác biệt nhỏ khác), điều này giúp kích thích việc đốt mỡ, trao đổi chất và các chức năng liên quan đến tim phổi. Cường độ của việc tập thể thao ảnh hưởng đến tỷ lệ chết.

Nhiều nghiên cứu cho thấy chạy càng lâu thì tỷ lệ chấn thương càng cao, ngoài ra thì việc chạy bộ cường độ thấp, hoặc cao hơn giúp tăng việc trao đổi chất trong cơ thể và lượng mỡ được đốt vẫn không khác gì khi so sánh với việc kéo dài khoảng thời gian chạy bộ. Vì vậy nên nếu có thể, bạn nên thực hiện các bài chạy cường độ cao trong điều kiện cơ thể cho phép

Tập luyện quá sức không những tăng tỷ lệ chấn thương mà còn ảnh hưởng xấu đến việc tăng cường sức khỏe, Dù cho bạn chạy bộ để tham dự các giải chạy hay là vì sức khỏe, bạn vẫn nên thực hiện kèm các phương pháp luyện cơ và luyện sự linh hoạt, thực hiện các bài luyện này không những tang hiệu quả chạy mà còn giúp ích cho cơ thể cũng như giảm tỷ lệ chấn thương.

Phương thức tập luyện dành cho bệnh nhân

Nhiều sách cổ truyền vẫn đề cập là tập thể thao giúp tăng cườnghiệu ứng của việc điều trị, ví dụ: khi bị tiêu chảy, nếu thực hiện các bài tập thể thao phù hợp, bạn có thể giảm số viên thuốc xuống tầm 1 hoặc 2 viên. Kể cả tỷ lệ ung thư hoặc ung thư vú cũng có thể được giảm thiểu thông qua việc tập thể thao, ngoài ra còn năng chặn việc tái nhiễm cũng như giảm thiểu cách hội chứng trầm cảm, thiếu ăn và mệt mỏi. Có thể nói tập thể thao là liều thuốc để chống các loại dịch bệnh, chưa kể đến chúng ta cũng không phải tốn cả trăm triệu đô cho việc nghiên cứu, viện phí và tiền bảo hiểm y tế.

Rủi ro lớn nhất của việc chạy bộ là bị trụy tim, vì vậy mà nhiều bác sĩ sẽ cấm bệnh nhân chạy bộ nhằm tránh nguy cơ xảy ra việc này. Tuy nhiên nghiên cứu cho thấy chạy bộ cũng giúp giảm tỷ lệ chết vì bị trụy tim, đương nhiên chúng ta cũng cần phải biết những bệnh nhân nào phù hợp để khuyến khích họ chạy bộ, ai không chạy được cố thể đi bộ. Chúng ta cần điều chỉnh các phương thức tập luyện phù hợp cho từng trường hợp khác nhau cho từng bệnh nhân.

American College of Sports Medicine (ACSM) đã có 1 buổi giới thiệu ngắn về những phương thức tập luyên khác nhau, mặc dù đã có những buổi kiểm tra lấy bằng, họ không cho phép nhân viên bệnh viện và y sĩ thực hiện những bài kiểm tra và lấy được bằng. Đã có nhiều lúc ta có thể tiếp thu và học được nhiều điều trong 1 khoảng thời gian ngắn thông qua việc kiểm tra, vì vậy nên thất đáng buồn là ACSM không cho phép các các y sĩ tham gia các buổi này. Thế nhưng ít nhất rằng ta vẫn có thể mua được sách từ ACSM, với những người thuộc ngành y, sách từ ACSM khá đơn giản để họ tiếp thu và những điều họ học được từ những quyển sách này được ứng dụng vào các liệu pháp để đạt được hiệu quả tốt hơn khi điều trị.

Chạy bộ vẫn dễ dàng và ít rào cản hơn đối với đại đa số mọi người khi họ muốn bắt đầu tập thể thao, có thể nói bạn có thể bắt đầu chỉ cần 1 đôi giày chạy là đã có thể thực hiện bài tập này. Việc luyện thể lực cần tập trung và để ý nhiều đến chuyển động cơ thể nên nhiều người mới bắt đầu khó tiếp cận với dạng bài tập này hơn. Chính vì điều này mà các nhân viên y tế nhận thấy chạy bộ là lựa chọn tốt hơn khi họ lên kế hoạch tập luyện thể thao dành cho bệnh nhân. Cho đến nay, nhịp tim tối đa vẫn được xem như mức chuẩn để ứng dụng trong ngành y khoa. Đối với họ , việc theo dõi nhịp tim khi chạy bộ vẫn đơn giản hơn là khi bơi lội hay tập thể lực.